Dấu hiệu nhận biết mang thai tháng đầu tiên
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, dấu hiệu thường rất không rõ ràng. Nhiều thai phụ có biểu hiện mệt mỏi, sốt, buồn nôn, đau bụng dưới, tâm trạng lo lắng nhiều, dễ nổi giận, phần ngực trở nên nhạy cảm,…
Rất nhiều phụ nữ hiểu nhầm đó là dấu hiệu bị ốm bình thường, dùng thuốc không phù hợp, vận động mạnh và ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế phụ nữ sau khi có gia đình cần chú ý chu kỳ sinh lý, phải đo thân nhiệt thường xuyên để chuẩn bị một không gian sống và chế độ sinh hoạt phù hợp, sẵn sàng đón nhận việc mang thai.
Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tháng đầu tiên
Có rất nhiều quá trình xảy ra bên trong cơ thể bà mẹ nhưng nó cũng chỉ giống như một kì kinh nguyệt bình thường. Bà mẹ chưa thật sự biết mình đang mang thai vì đây chỉ mới là tuần đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn đã chuẩn bị tâm lý để có con thì nên chú ý những điểm sau đây:
– Nhạy cảm hơn với mùi hương: Vào thời điểm rụng trứng, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm, đặc biệt là khướu giác. Bạn nhạy cảm hơn, hưng phấn hơn với mùi trên cơ thể người đàn ông của mình.
– Nhiệt độ cơ thể tăng: Đây không phải là dấu hiệu của các bệnh lý thông thường. Nhiệt độ gốc cơ thể tăng lên vào giữa chu kì kinh nguyệt, đó là dấu hiệu của sự rụng trứng.
– Dịch âm đạo giống lòng trắng trứng
– Có thể bị đau bụng dưới: Chỉ có khoảng 25% phụ nữ bị đau bụng dưới tại vị trí trứng rụng.
Nếu đã thực sự mang thai, người phụ nữ có thể có những triệu chứng sau đây:
– Thấy chướng bụng
– Thấy kiệt sức
– Ngực nhạy cảm hơn
Mang thai tháng đầu tiên cần lưu ý điều gì?
Duy trì cuộc sống vui vẻ
Trong giai đoạn này, phôi thay còn rất yếu ớt và phát triển rất nhanh chóng. Máu của mẹ đã bắt đầu chảy vào huyết quảng của thai nhi, tim được hình thành và bắt đầu làm việc. Vì thế phôi thai rất dễ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài, dễ phát triển dị thường, thậm chí là sẩy thai.
Vì vậy các mẹ cần được sống vui vẻ, gia đình và công sở không nên xảy ra những chuyện bực mình, không nên quá lo lắng chuyện sinh con khó hay dễ, không nên vận động mạnh, không nên làm việc quá sức,…
Vai trò của người chồng luôn luôn là quan trọng
Vào giai đoạn này người vợ thường dễ bị thay đổi tâm sinh lý, rất dễ trở nên khó tính vô cớ. Người chồng cần hiểu và thông cảm cho vợ của mình.Sự yêu thương, chăm sóc, chiều chuộng sẽ là cách duy nhất để tinh thần vợ được thoải mái, vui vẻ và mang thai tốt.
Đồng thời người chồng cần đưa vợ đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, không hút thuốc uống rượu, giữ môi trường sống trong sạch, thường xuyên đi bộ cùng vợ và nhớ là hãy kiêng “chuyện ấy” để tránh làm tổn thương thai nhi nhé!
Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai tháng đầu tiên
Dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy giai đoạn này phôi thai chỉ cần một lượng dinh dinh dưỡng rất nhỏ nhưng do tốc độ phát triển của phôi thai rất nhanh chóng nên các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của thai nhi trong tương lai.
Nếu mẹ không đủ dinh dưỡng, kén ăn hoặc có thói quen ăn uống không tốt thì tình trạng dinh dưỡng của thai nhi sẽ mất cân bằng.
Chế độ dinh dưỡng cần cân đối và đa dạng giúp mẹ cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của phôi thai và cho chính nhu cầu của mẹ.
Tránh dùng pho mát, thịt tái, thịt sống, rau sống và những lọai quả có tính nóng như vải, nhãn, tránh các lọai cá biển như cá ngừ, cá thu ngừ, cá kiếm…
Cần dùng nhiều hơn các loại thịt đỏ (như thịt bò), rau có màu xanh đậm, thịt động vật, những sản phẩm chin được làm từ sữa bò. Nên ăn nhiều hơn các loại đậu, uống sữa đậu nành… Để cung cấp đủ lượngf olate, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, mẹ có thể dùng sữa dành cho bà bầu ngay từ bây giờ.
Không tắm nước quá nóng
Khi mang thai ở tháng đầu tiên, thai phụ không nên thường xuyên tắm nước nóng trên 42 độ C vì sẽ làm thân nhiệt của thai phụ tăng cao. Các nghiên cứu cho thấy nếu thân nhiệt của thai phụ cao hơn so với bình thường 1,5 độ C sẽ gây đình trệ sự phát triển sinh sôi số lượng tế bào não của thai nhi, nếu cao hơn 3 độ C sẽ gây nguy cơ chết tế bào não, nếu có xảy ra thì không thể để cứu vãn được.
Ngủ một cách khoa học
Lúc này thai nhi vẫn phát triển trong khoang xương chậu của Mẹ, lực ép từ bụng không quá lớn nên chưa cần phải quá chú trọng đến tư thế ngủ. Tuy nhiên các Mẹ cũng nên chọn tư thế ngủ một cách khoa học như nằm ngửa, nằm nghiêng, không nên nằm sấp hoặc ôm vật gì đó khi ngủ.
Đồng thời để tạo môi trường tốt cho sự phát triển của thai nhi thì các Mẹ cần ngủ nhiều hơn bình thường một chút, mỗi đêm ngủ từ 8-9 giờ, mỗi trưa nên có một giấc ngủ ngắn.